Hotline: (024) 6293 5455   |  Email: info@delfin.edu.vn

THỂ BỊ ĐỘNG CƠ BẢN

Xin chào mừng các bạn đến với chuyên mục Tiêu điểm ngữ pháp – Grammar in Focus với Delfin English. Chuyên mục này tập trung vào những điểm ngữ pháp từ nhỏ tới lớn, đặc biệt là những cách diễn đạt dễ gây nhầm lẫn hoặc bị nhầm với nhau.

 

Bài ôn tập đầu tiên với Delfin có trọng tâm là thể bị động (passive voice) trong tiếng Anh.

Thể bị động cơ bản

Thể bị động là gì?

Trong cấu trúc câu chủ động, ta đặt chủ thể của hành động (Subject) trước bản thân hành động (Verb), rồi cuối cùng là đối tượng tiếp nhận hành động (Object).

Ví dụ: Nam feeds the dog.

S           V           O

(Nam là chủ thể của hành động, cho ăn là hành động, và con chó là đối tượng tiếp nhận hành động cho ăn.)

Đó là cấu trúc S-V-O phổ biến trong tiếng Anh. Trong câu chủ động, chủ ngữ của câu trùng với chủ thể của hành động.

Trong cấu trúc câu bị động, chúng ta làm ngược lại: đặt đối tượng của hành động lên trước bản thân hành động. Đối tượng của hành động trở thành chủ ngữ trong câu. 

Ví dụ: The dog is fed by Nam. (Con chó được cho ăn bởi bạn Nam)

 

Khi nào dùng thể bị động?

1. Khi không biết chủ thể hành động.

The painting was stolen in 1983 (but we don’t know who did it).

2. Khi ta không quan tâm đến chủ thể của hành động.

A new theme park will be built in the neighborhood (we’re not interested in who is building it).

3. Khi ta không quan tâm đến chủ thể của hành động (phần này thậm chí không xuất hiện trong câu bị động)

Mistakes were made.

4. Khi nói về các sự thật nói chung

Rules are made to be broken (by whomever, whenever)

5. Khi muốn hướng sự chú ý đến đối tượng của hành động

A cure for Covid-19 pneumonia has been developed by American scientists.

6. Khi viết các văn bản khoa học có truyền thống sử dụng thể bị động

 

5 bước chuyển từ câu chủ động sang câu bị động

Bước 1: Xác định chủ thể của hành động (S), hành động (V) và đối tượng của hành động (O).

Nam feeds the dog.

S         V          O

Bước 2: Đảo ngược vị trí các thành phần câu. 

The dog => feeds => Nam

Dừng lại ở đây thì sẽ thành “Con chó cho Nam ăn”, nên các bạn đừng quên các bước quan trọng tiếp theo nhé.

Bước 3: Thêm “by” vào trước chủ thể của hành động.  (Chủ thể trong câu ví dụ là Nam)

Bước 4: Chuyển động từ sang dạng phân từ 2 và thêm “to be” vào trước động từ. 

Lưu ý: Động từ trong câu bị động luôn ở dạng phân từ II.

Bước 5: Chia động từ “to be” theo thời của câu gốc và chủ ngữ mới của câu.
Trong trường hợp này, câu gốc ở thời hiện tại và chủ ngữ mới “the dog” là ngôi thứ ba số ít nên ta dùng “is.”

Vậy là ta có một câu bị động hoàn chỉnh: The dog is fed by Nam.

 

Designed & Developed by ThemeXpert