Hotline: (024) 6293 5455   |  Email: info@delfin.edu.vn

KHAI GIẢNG KHOÁ ĐỌC – VIẾT PHẢN BIỆN CRW2A

Sáng thứ Năm tuần này lớp CRW2A đã có buổi học đầu tiên rồi đó!

🦈 Lớp Đọc – Viết Phản Biện của Delfin English được thiết kế đặc biệt theo 3 chặng, nhằm mục đích phát triển tư duy phản biện trong lúc xây dựng năng lực ngôn ngữ và kiến thức nền thông qua nhiều hoạt động đọc và viết đa dạng.

🦈 Chặng 1 mà các bạn lớp CRW2A vừa bắt đầu hôm nay sẽ tập trung vào những đơn vị cơ bản nhất cho việc viết: vận dụng ngữ pháp, cấu trúc câu, và các đặc tính cơ bản của đoạn văn và bài luận.

🦈 Bước sang chặng 2 và 3, các bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào viết thể loại bài luận học thuật theo nhiều chủ đề phong phú với trọng tâm đặt vào các kĩ năng thông tin và tư duy phản biện.

Trong buổi học đầu tiên với cô Huyền Minh, CRW2A tìm hiểu về lịch sử của khái niệm “teenager” và chia sẻ mong đợi của các con với bố mẹ và người lớn.

🦈 Đầu tiên các bạn viết những mong đợi của bản thân với bố mẹ trong cách đối xử và giao tiếp với các con. Tiếp đó các bạn đọc về sự ra đời của khái niệm Teenager ở Mĩ trước những biến động của xã hội Mĩ sau thế chiến II, việc chấm dứt lao động trẻ em và một lượng teenagers khổng lồ trở về sau cuộc chiến. Các bạn cũng đọc 10 quyền của Teenager, xuất bản năm 1945 trên báo New York Times, do nhà giáo dục nổi tiếng người Mĩ Elliot E. Cohen chắp bút dựa trên các cuộc thảo luận của một nhóm chuyên gia giáo dục thời bấy giờ về các nuôi dạy và đối xử với lớp người trẻ mới này.

🦈 Bản Quyền tuổi teen này đã 74 tuổi rồi. Vì thế các bạn chia nhóm và viết những quyền mới hoặc bổ sung những điều cũ vẫn còn có giá trị nhưng không còn phù hợp với năm 2019 nữa. Sau đó các bạn trình bày ý tưởng với cả lớp và trả lời câu hỏi của các bạn. Bài tập về nhà là mỗi bạn sẽ viết một đoạn văn về một điểm trong bản Quyền này.

🦈 Đó là sự ra đời của khái niệm “Teenager” ở Mĩ. Còn ở Việt Nam thì sao? Thực ra khái niệm tuổi teen mới chỉ du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 90, đầu những năm 2000, vì thế xã hội mình vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ trong việc đối xử với nhóm tuổi mới này như thế nào. Bạn nào muốn tìm hiểu thêm về sự ra đời của lứa tuổi teen ở Việt Nam thì liên hệ thêm với cô Lê Hường nhé, vì cô đã từng thực hiện một nghiên cứu nhỏ về tập san Hoa Học Trò và teen Việt đấy! 🤩

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Designed & Developed by ThemeXpert