Hotline: (024) 6293 5455   |  Email: info@delfin.edu.vn

Tính mạch lạc (Coherence) & Tính liên kết (Cohesion) trong viết bài luận

Để đạt được mục đích giao tiếp, một văn bản viết cần có sự mạch lạc. Người viết cần ý thức được mình đang viết để làm gì, viết để giao tiếp với ai, và từ đó mà chọn lựa các công cụ logic và ngôn ngữ phù hợp nhất nhằm tạo nên sự kết nối trong bản thân văn bản cũng như tạo nên cầu nối giữa người viết và người đọc.
Hôm nay, hãy cùng cô Lê Hường và Delfin English tìm hiểu về hai đặc điểm của văn bản viết này nhé!

Nội dung chính

A. Tính mạch lạc (Coherence) của văn bản

Tính mạch lạc liên quan đến: thứ nhất, cấu trúc bài viết và trật tự phát triển ý và thứ hai, tính rõ ràng & dễ hiểu của văn bản

Để tạo ra tính mạch lạc của văn bản thực ra khó hơn việc tạo tính liên kết. Cái khó nằm ở chỗ là mỗi người có một cách tư duy khác nhau và thông tin có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Điều có vẻ hiển nhiên với người viết thì lại có thể rất khó hiểu với người đọc.

1. Đảm bảo các ý trong bài được sắp xếp theo một cấu trúc hợp lí.

Để làm được như vậy thì cách đơn giản nhất là hãy viết dàn ý trước khi bắt đầu viết.

Hãy đảm bảo bài luận của bạn có đủ thesis statement, các câu chủ đề cho các ý chính, và phần tóm tắt trong kết luận.

Phần mở bài là để chúng ta giới thiệu mình sẽ viết những gì, xong mình đi vào chi tiết từng thứ mình định viết, và cuối cùng là tóm tắt lại vừa rồi mình đã viết những gì.

2. Đảm bảo là các câu trong một đoạn văn đều có liên quan đến câu chủ đề. 

Ở cấp độ lớn hơn, thì hãy đảm bảo là các ý chính được phát triển trong thân bài đều có liên quan đến câu thesis statement trong phần mở bài.

Cần chú ý đến nữa là tính song song của các ý được phát triển trong bài. Mỗi một đoạn văn trong thân bài cần phát triển một ý độc lập với nhau và có tầm quan trọng ngang nhau.

 

B. Tính liên kết của văn bản (Cohesion)

Tính liên kết phản ánh mức độ từ và câu trong văn bản được nối với nhau như thế nào

Các cách cơ bản để tạo ra tính liên kết trong văn bản

1. Biện pháp lặp.

Lựa chọn lặp lại các từ chính, quan trọng, hoặc sử dụng từ đồng nghĩa thay thế cho các từ đó. 

2. Dùng các từ thuộc nhóm từ quy chiếu (reference words).

Để thay thế cho các danh từ nhằm tạo sự liên kết. Những từ này nếu đứng độc lập sẽ không có nghĩa, mà người đọc chỉ hiểu nghĩa khi quy chiếu đến thông tin xuất hiện trước hoặc sau nó. Đa số đại từ đều có thể dùng làm reference words: this, that, these, those, he, she, which…

3. Dùng các từ nối.

Danh mục các từ nối này thì khá nhiều cho các chức năng logic khác nhau. Các bạn xem bảng sau đây để tham khảo nhé.

4. Lược bỏ thành phần câu.

 

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/delfinenglish/

➤ Website: www.delfin.edu.vn

➤ Youtube: https://www.youtube.com/c/delfinenglish

➤ Email: info@delfin.edu.vn

➤ Address: 25 ngõ 123, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

➤ Hotline: (024) 6293 5455 – 0982 325 483

Designed & Developed by ThemeXpert