Hotline: (024) 6293 5455   |  Email: info@delfin.edu.vn

CÁC BƯỚC VIẾT BÀI LUẬN

Ở hai bài trước chúng ta đã học về cấu trúc cơ bản của một bài luận và hai đặc tính của văn bản viết là tính mạch lạc và tính liên kết. Ở bài hôm nay, hãy cùng Delfin English tiếp tục với một nội dung mang tính nền tảng nữa – các bước để viết một bài luận.
 
Nhìn chung quy trình viết bao gồm 5 bước như sau:

Các bước viết bài luận

Bước 1 – Phân tích đề bài & Tìm ý

Sau khi đã hiểu rõ đề bài thì ta cần động não để tìm ý. Vậy làm thế nào để có thể tìm được nhiều ý trong một thời gian ngắn? Sau đây là một vài cách được cho là hiệu quả trong quá trình brainstorm – tìm ý tưởng:

Cách 1 – Listing

Listing nghĩa là gạch đầu dòng tất cả những ý có thể nghĩ tới. Trong giai đoạn động não thì mình không cần quan tâm ngay là ý này hay ý kia có đủ hay không mà quan trọng là càng nhiều càng tốt.

Ta cũng cần để ý những ý nào liên quan đến nhau và có thể gộp lại được không, và ý nào đủ quan trọng để viết về nó. 

Cách 2 – Clustering: Sơ đồ tư duy

Cách vẽ sơ đồ tư duy này sẽ phù hợp hơn với những bạn nào thích tư duy hình ảnh.

Trong cách này, ý tưởng quan trọng nhất được vẽ ở trung tâm, rồi sau đó là vẽ các ý tưởng vệ tinh ở xung quanh và kết nối các tầng ý bằng các đường kẻ. Từ các ý tưởng nhỏ hơn, mình lại có thể phát triển thêm một tầng ý nữa.

Sơ đồ hoá như vậy sẽ giúp mình nhìn thấy mối quan hệ giữa các tầng bậc ý rõ hơn.

Cách 3 – Freewriting

Ta còn có thể tìm ý bằng cách tự đặt ra một giới hạn thời gian và buộc bản thân phải viết liên tục không dừng nghỉ trong khoảng thời gian đó. Với bài đơn giản thì có thể chỉ cần 1-2 phút, với những đề bài phức tạp hơn thì có thể đặt giới hạn thời gian dài hơn.

Khi hết thời gian viết, thao tác tiếp theo là đọc lại & đánh dấu những ý hay nhất, quan trọng nhất. Sau đó ta có thể lặp lại quy trình viết tự do, lần này tập trung vào những ý quan trọng mình vừa xác định kia. Trong kĩ thuật viết, thao tác đó còn được gọi là looping.

Cách 4 – Sử dụng bộ 6 câu hỏi của các các nhà báo: Who? – What? – Where? – When? – Why? – How?

Khi thực hiện phóng sự, các nhà báo thường sử dụng bộ câu hỏi này để phỏng vấn nhân vật của mình. Chúng ta cũng có thể áp dụng để tìm hiểu về chủ đề đang viết.

Bước 2: Tìm hiểu thông tin (Research)

Nếu bạn đã có sẵn nhiều ý tưởng trong đầu rồi thì không còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng trong trường hợp vẫn cần sự trợ giúp, thì ta có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm thông tin từ các nguồn khác.

Đầu tiên là cần xác định nguồn thông tin. Nếu không có nguồn thông tin trực tiếp như vậy, thì mình sẽ tìm hiểu xem có ai đó đã từng viết về vấn đề này chưa? Mình có thể đọc sách về vấn đề đó hoặc là nghiên cứu trên mạng Internet. Để tìm kiếm thông tin trên Internet hiệu quả thì bạn sẽ cần xác định từ khoá thật tốt.

Bước 3: Viết nháp (Write)

Quan trọng là phải viết bằng ngôn ngữ của bản thân chứ không được sao chép. Bạn sẽ cần phải học kĩ năng paraphrasing – diễn đạt lại các ý tìm hiểu được bằng chính ngôn ngữ của mình.

Bạn cần cố gắng viết câu và đoạn hoàn chỉnh dù mình chưa cần câu cú phải hoàn hảo.

Viết xong một đoạn lại phải đọc lại xem mình đã diễn đạt rõ ràng ý mình muốn nói chưa.

Sau đó lại viết tiếp – đọc lại – viết tiếp – đọc lại. Viết cho đến khi bạn đã diễn đạt hết những điều mình muốn viết về chủ đề đưa ra thì mình chuyển sang bước 4.

Bước 4: Chỉnh sửa – Revise

Ở bước 4 chúng ta thực hiện các việc sau:

  • Sắp xếp lại từ ngữ, câu cú, đoạn văn
  • Bỏ đi các ý thừa, không liên quan, thêm giải thích vào những chỗ chưa rõ, thêm ví dụ nếu chưa có hoặc chưa đủ
  • Thấy ý của mình chưa hay chưa đủ thì có khi phải tìm kiếm thêm thông tin
  • Thay thế các từ bị lặp quá nhiều, thay các từ chưa rõ nghĩa
  • Đọc to cả bài viết để nghe xem âm điệu thế nào, đã mượt mà hay chưa.

Bước 5: Hoàn thiện (Edit & Proofread)

  • Trong bước này, chúng ta rà soát bài viết một lần cuối để đảm bảo
  • Câu có đầy đủ chủ ngữ – vị ngữ
  • Sửa hết các lỗi chính tả, lỗi viết hoa – viết thường, lỗi về chấm câu
  • Sửa hết các lỗi về văn phong
  • Kiểm tra thông tin trích dẫn.

Bạn có thể tham khảo danh mục các nội dung cần kiểm tra của trường ĐH Purdue dưới đây để đảm bảo xử lí được hết các vấn đề trong bài viết.

Có 4 nhóm vấn đề cần kiểm tra trong bước cuối cùng này

  • Nội dung tổng thể (Overall content)
  • Cấu trúc câu (sentence structures)
  • Ngữ pháp & chính tả (Grammar and Usage)
  • Văn phong (Style)

➤ Fanpage: https://www.facebook.com/delfinenglish/

➤ Website: www.delfin.edu.vn

➤ Youtube: https://www.youtube.com/c/delfinenglish

➤ Email: info@delfin.edu.vn

➤ Address: 39 ngõ 68, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

➤ Hotline: (024) 6293 5455 – 0982 325 483

Designed & Developed by ThemeXpert